PHƯỜNG VẠN PHÚC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH DIỄN ĐÀN “ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN”

Thực hiện kế hoạch số 34/KH- UBND phường Vạn Phúc về tổ chức “ Tuần văn hoá – Du lịch làng nghề Vạn Phúc” năm 2015. Ngày 6-3, tại hội trường tầng 3, UBND phường Vạn Phúc phối hợp với HHLN Việt Nam tổ chức diễn đàn “ Làng nghề Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”.

Thực hiện kế hoạch số 34/KH- UBND phường Vạn Phúc về tổ chức “ Tuần văn hoá – Du lịch làng nghề Vạn Phúc” năm 2015. Ngày 6-3, tại hội trường tầng 3, UBND phường Vạn Phúc phối hợp với HHLN Việt Nam tổ chức diễn đàn “ Làng nghề Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”.

Tham dự diễn đàn có Ông Lưu Duy Dần - Uỷ viên UBMTTQ Việt Nam- Chủ tịch HHLN Việt Nam, Ông Vũ Quốc Tuấn – Chuyên viên cao cấp- Chủ tịch Hội đồng tư vấn HHLN Việt Nam; Ông Lê Truyền- PCT Hội đồng tư vấn của HHLN Việt Nam; Ông Trần Anh Tuấn- Phó trưởng ban phong trào, UBTƯ MTTQ Việt Nam; Ông Nguyễn Hữu Việt - Phó phòng Quản lý lữ hành Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Nội; Ông Phạm Đức Hoà - Trưởng phòng VHTT quận Hà Đông; Ông Nguyễn Hữu Thanh- trưởng phòng kinh tế quận Hà Đông và các đồng chí trong TT Đảng uỷ- HĐND- UBND- MTTQ, đại diện các sở ban ngành đoàn thể của Thành Phố Hà Nội, quận Hà Đông, các ông bà là nghệ nhân làng nghề, tổ thẩm định, các hộ kinh doanh lụa truyền thống Vạn Phúc.

Cộng đồng kinh tế ASEAN là một bước tiến mới, là sự hoà nhập nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua đây các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, buôn bán và trao đổi hàng hoá. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước, các ban ngành, chính quyền địa phương đã và đang đưa ra nhiều chính sách, giải pháp để khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, làng nghề Việt Nam nói riêng và Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc nói chung chuẩn bị sẵn sàng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Chương trình diễn đàn “Làng nghề Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” đã đựơc hội đồng tư vấn, các chuyên viên thảo luận và chỉ ra cho các doanh nghiệp kinh doanh nhận thấy lợi thế cũng như khó khăn, thách thức, áp lực cạnh tranh khi tham gia vào nền kinh tế ASEAN. Thuận lợi như các cơ sở kinh doanh có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, không chịu nhiều sức ép về thuế. Nguồn vốn của các nước được luân chuyển qua lại. Các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nền kinh tế hiện đại, hội nhập. Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng có nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp làng nghề phải vượt qua như: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khu vực diễn ra gay gắt hơn. Trong khi đó lại chưa có kinh nghiệm tham gia vào nền kinh tế thị trường rộng lớn, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, ...

 Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn tham gia mở rộng kinh doanh cần nâng cao năng lực quản trị, tận dụng tiềm năng và lợi thế của làng nghề để các làng nghề hội nhập trong khu vực cũng như trên thế giới. Hiệp hội làng nghề ở địa phương, các tổ sản xuất phải xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh để hội nhập kinh tế thành công. Nắm vững nội dung hội nhập, cơ hội và thách thức để có phương án sản xuất, kinh doanh chủ động. Thực hiện liên kết với các cơ sở cùng ngành nghề, trong cùng làng nghề, phố nghề. Đặc biệt khi tham gia vào cộng đồng kinh tế này các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chủng loại ứng dụng khoa học kỹ thuật để cạnh tranh với các doanh nghiệp và chuẩn bị sẵn sàng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. 

Thực hiện: 

Nguyễn Thị Hường

Viết bình luận

Xem thêm tin tức