PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM

Tai nạn thương tích thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em gồm: đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng, điện giật, động vật cắn…Trẻ vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, do đó, người lớn cần trông nom cẩn thận đối với các bé.

1. Té ngã

Trẻ té ngã là chuyện không thể nào tránh khỏi, chúng ta cần hạn chế tối đa thương tích khi trẻ té ngã bằng các biện pháp như:

 - Giữ sàn nhà, lớp học luôn khô ráo, không bị trơn trượt.

- Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can. 

- Bàn ghế, giường, tủ hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

- Cạnh bàn, tủ nên được bọc lại để đảm bảo an toàn.

 2. Đuối nước

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên

- Ở nhà có trẻ nhỏ không nên để những thùng nước, nếu để nên có nắp đậy trẻ không mở nắp được.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

3. Bỏng:

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất.

Để phòng tránh hậu quả do tai nạn bỏng, người lớn cần chú ý:

-  Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, chỗ cao ngoài tầm tay với của trẻ

- Nước sôi, thức ăn nóng phải được cất xa tầm tay trẻ;

- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với các vật dễ cháy, nổ như: xăng, ga, cồn...

- Khi dựng xe máy, phải quay ống bô xả của xe máy đang còn nóng vào sát tường.

4. Dị vật

Hóc dị vật cũng là một trong các tại nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

- Không cho trẻ dưới 4 tuổi chơi các đồ chơi có chi tiết nhỏ

- Không để các vật dụng nhỏ như kim, chỉ, đinh ốc, hạt cườm, thuốc…trong tầm với của trẻ.

- Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi an toàn, chỉ cho trẻ những vật dụng, đồ chơi không được phép ngậm hay nuốt.

- Chú ý các thực phẩm có xương như cá, tôm, cua khi chế biến thức ăn cho trẻ.

 

5. Điện giật

- Thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị điện trong nhà. Đảm bảo mọi thiết bị điện trong tình trạng cách điện tốt. 

- Rút phích cắm các thiết bị điện sinh nhiệt như máy là tóc, máy sấy, bàn là,... ngay khi sử dụng xong.

- Tắt các thiết bị điện trước khi đi ngủ.

- Đặt thiết bị điện xa tầm với của trẻ em. 

- Che chắn ổ cắm điện và công tắc điện trên tường.

- Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước.

- Khi xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện, dùng bình cứu hỏa cho sự cố cháy vì điện nếu có.

6. Tai nạn giao thông

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra ở trẻ nhỏ thì trước hết, người lớn phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.

- Trẻ nhỏ khi qua đường phải có người lớn đi kèm.

- Nắm chặt tay trẻ để tránh tình huống trẻ bỏ tay và chạy bất ngờ.

- Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ.

- Giúp trẻ thực hành thành thục trước khi cho phép trẻ tự qua đường.

- Luôn đi đúng vỉa hè bên phải là phần đường dành cho người đi bộ.

- Không đi dàn hàng ngang trên đường.

- Không cho trẻ chơi ở lòng đường hoặc gần đường giao thông, khu vực đỗ ô tô

- Giữ gìn đường phố, vỉa hè trước cửa nhà mình gọn gàng, góp phần tạo hành lang an toàn cho người đi bộ.

- Không điều khiển xe cộ sau khi uống bia, rượu, đồ uống có cồn.

- Không phóng nhanh, vượt ẩu, Không chở hàng cồng kềnh.

- Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 06 tuổi trở lên khi cho trẻ tham gia giao thông.

Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước. 

Thực hiện: 

ĐTT Phường Vạn Phúc

Viết bình luận

Xem thêm tin tức