Những lưu ý để bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng

 Thời tiết những ngày gần đây rất cao, nền nhiệt xấp xỉ 40°C ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Khi trời nóng, cơ thể dễ bị mệt mỏi, ngứa ngáy, say nắng, thậm chí ngất xỉu và đột quỵ. Dưới đây là những lưu ý để bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng

 Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, mang khẩu trang... chống nóng. Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol... Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để quạt thổi trực tiếp gần vào người để phòng bệnh đường hô hấp.Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cần uống đủ nước, tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Thời tiết nắng nóng không những gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc mà còn gây ra các bệnh nguy hiểm. Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, tâm thần, béo phì; người đang uống thuốc

Đối với những người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cũng rất dễ trở nặng vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm như thế này. Cần chú ý tránh ra ngoài trời vào những giờ cao điểm nắng nóng; ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xúc động mạnh.

Cách phòng chống các bệnh do nắng nóng

–   Hãy đảm bảo cơ thể đủ nước. Cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng (0,5-1g/lit nước), nước pha Oresol, nước dừa, nước lọc…Tuy nhiên, hãy uống nước đúng cách, đừng đợi khát mới uống cả cốc mà hãy chủ động uống nước kể cả khi không thấy khát.

Hãy luôn chủ động nhắc nhở người già, trẻ nhỏ uống nước để phòng nguy cơ mất nước. Một người khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ). Hạn chế các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.

–   Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đề phòng bệnh tật.

–  Nhằm đảm bảo, hạn chế nguy cơ đột quỵ, những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ cần hết sức lưu ý tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, đeo kính chống chói mắt.

–  Khi ra ngoài trời nắng nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Nên chọn quần áo nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát như cotton.

–  Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biết là trẻ dưới 4 tuổi, thời tiết nắng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh như rôm sảy, chân tay miệng, sởi, rubella, … phát triển. Các bé còn rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng (do ăn kem, uống nước đá), viêm phổi, viêm phế quản (do dùng điều hòa sai cách). Thời điểm này cũng là lúc các bé được nghỉ hè, vì vậy, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ cũng tăng cao. Trẻ rất có thể bị say nắng, cháy nắng do đi bơi hoặc khi đi chơi. Ngoài ra, mùa hè cũng là thời điểm mà dịch viêm não Nhật Bản bùng phát mạnh mẽ.

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

–  Hạn chế cho trẻ ăn kem, uống nước đá lạnh;

–  Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức hợp lý, không để điều hòa phả thẳng vào người các bé;

–  Hạn chế cho trẻ ra nắng, đi bơi vào những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm (khoảng từ 9h sáng tới 4h chiều);

–  Cho trẻ ngủ màn hoặc dùng các sản phẩm chống muỗi để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.

 

Thực hiện: 

Đài truyền thanh Vạn Phúc

Viết bình luận

Xem thêm tin tức