Nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em để thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật, UBND quận Hà Đông vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật trên địa bàn quận giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ba mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025 là phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành tao động trẻ em, trong đó giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (tính từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1%; 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
Mục tiêu truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em với 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 85% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiếu lao động trẻ em.
Mục tiêu đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em với 90% công chức, viên chức quận và 90% cán bộ, công chức phường ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiếu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đỉnh trong các làng nghề được tập huấn các kiên thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em. Định hướng đến năm 2030, quận Hà Đông tiếp tục duy trì tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên (tính từ 5 đến 17 tuổi) dưới 1% và giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niến làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, quận Hà Đông tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch vào nhiệm vụ, lồng ghép trong xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận; rà soát, tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, lao động trẻ em. UBND quận chỉ đạo Phòng LĐTB&XH phối hợp với các ngành, đoàn thể quận và UBND các phường tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiếu lao động trẻ em, đặc biệt tại các làng nghề và khu vực kinh tế phi chính thức. Tăng cường truyền thông, quảng bá về Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111) và Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội (Điện thoại 02433.525.662) đế mọi người dân và trẻ em được biết, liên hệ khi có nhu cầu. Nâng cao năng lực chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiếu lao động trẻ em. Tăng cường công tác rà soát, thu thập thông tin, quản lý chắc trẻ em trong các hộ gia đình, đặc biệt nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em sống trong gia đình nghèo, cận nghèo; xây dựng mạng lưới và triển khai quy trình phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em ở tại quận, đặc biệt ở phường. Triến khai có hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, vay vốn, đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế. Thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động, đặc biệt là ở các phường khó khăn.
Xây dựng và triển khai các mô hình phòng ngừa, gỉảm thiểu lao động trẻ em như: Mô hình phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo; mô hình doanh nghiệp không sử dụng lao động trẻ em; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức.
Huy động sự tham gia của các cơ quan, các tố chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước nhằm vận động nguồn lực thực hiện Chương trình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em.
Viết bình luận