Sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ, trên địa bàn quận xuất hiện nhiều khu vực úng ngập nước, rác thải chưa được xử lý có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tình trạng vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh như: cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ… thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ làm lây lan mầm bệnh tạo thành dịch nguy hiểm. Bên cạnh đó còn mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật...Vì vậy, sau mưa bão,việc đảm bảo vệ sinh môi trường là việc làm vô cùng quan trọng nhằm diệt trừ mầm bệnh, không cho mầm bệnh phát tán ra môi trường, giữ cho môi trường sống sạch sẽ, giảm thiểu nguồn lây bệnh, tránh bùng phát các dịch bệnh lớn và nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng…
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão, bảo vệ sức khỏe người dân, UBND quận Hà Đông đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quận; yêu cầu các cơ quan, đơn vị quận và UBND các phường khẩn trương triển khai hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp dự phòng, sẵn sàng ứng phó với tình trạng mưa lớn, bão, lũ; chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng cụ xử lý môi trường, xử lý nước; giữ vệ sinh cá nhân, cụ thể như sau:
- Đảm bảo lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; luôn “ăn chín, uống sôi”.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm,
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau
khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
- Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng
chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp
ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử
trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý
và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở
Y tế để sớm được điều trị bệnh.
Viết bình luận