Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở đã có những đóng góp quan trọng trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, thực trạng không thể phủ nhận hiện nay là số lượng những người này đông, nhưng không mạnh. Do vậy, sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động là một yêu cầu bức thiết. Quận ủy Hà Đông ban hành Đề án số 16 về thí điểm sắp xếp, bố trí các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường, Tổ dân phố trên địa bàn quận.
Theo thống kê, tổng số cán bộ không chuyên trách ở 17 phường của quận Hà Đông là hơn 300 người. Tổng kinh phí chi trả cho đội ngũ này lên đến trên 5 tỷ đồng mỗi năm. Từ thực tiễn cơ sở, các chức danh này được hình thành do yêu cầu của thực tiễn hoặc theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được hưởng phụ cấp hoặc thù lao hằng tháng và được khoán kinh phí hoạt động. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động đã phát sinh những bất cập, hạn chế, như tổ chức bộ máy cồng kềnh, việc bố trí không thống nhất giữa các phường; số lượng bố trí nhiều nhưng nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể.
“Ngoài ra, tổng kinh phí chi trả lớn nhưng số tiền thực nhận của một người thấp; chưa có cơ chế khuyến khích việc kiêm nhiệm để tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này. Chính vì thế, nếu sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) thì quận không chỉ tiết kiệm chi mà còn tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác.
Bên cạnh những bất cập, hạn chế nêu trên, thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ dân phố triển khai thí điểm của quận hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề: đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố hiện nay đa phần là người cao tuổi, trong khi phường đang trong quá trình đô thị hóa, dân số cơ học tăng nhanh nên yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra đối với đội ngũ này cũng ngày một lớn. Chính vì thế, khi đặt ra yêu cầu sắp xếp, kiêm nhiệm, nhiều cán bộ cũng có tâm lý ngần ngại, phần vì lo ngại sức khỏe không đáp ứng với khối lượng công việc lớn hơn, trong khi mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu (như Bí thư chi bộ tổ dân phố được hưởng phụ cấp 1,1 lần hệ số lương cơ bản). Việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở cũng khó, bởi thu nhập thấp. Do công việc của Tổ trưởng dân phố thường nặng nề và không phải Tổ trưởng nào cũng là đảng viên.
Vai trò của cán bộ tổ dân phố rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền phường, nên việc thay đổi cần phải tiến hành thận trọng, từng bước, chắc chắn và hiệu quả, coi trọng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Việc thực hiện sắp xếp, kiêm nhiệm đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, phải làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở TDP có chất lượng, đồng thời, có cơ chế, chính sách để cho đội ngũ cán bộ này có động lực cống hiến, phát triển… Bầu tổ trưởng các TDP nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tại cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức, năng lực gánh vác nhiệm vụ ở khu dân cư, thực sự là cầu nối giữa chính quyền và địa phương.
Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Cuộc bầu cử Tổ trưởng TDP nhiệm kỳ 2019-2022 sẽ được tổ chức vào ngày 29/9/2019.
Viết bình luận