HƯỚNG DẪN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN: LĨNH VỰC TƯ PHÁP NĂM 2020

Nội dung thông báo: 

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN – NĂM 2020

LĨNH VỰC TƯ PHÁP - MỨC ĐỘ 3,4 CẤP PHƯỜNG

Bước 1: Công dân truy cập vào địa chỉ: “dichvucong.hanoi.gov.vn”

Bước 2: Từ Trang Chủ, Công dân chọn: “Đăng ký trực tuyến” để bắt đầu.

-> Tại: Nộp hồ sơ tại phường/xã/thị trấn (Tại mục Quận/huyện/thị xã: chọn UBND quận Hà Đông; mục Phường/xã/thị trấn: chọn UBND phường Vạn Phúc; mục Lĩnh vực: chọn “Hộ tịch; mục Mức độ: chọn “Mức độ 3; 4)

-> Tại mục Từ khóa: Công dân tìm và chọn thủ tục mình muốn thực hiện. (VD: “Đăng ký khai sinh; hoặc Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân …)

Lưu ý: Các loại giấy tờ công dân cần có để chụp ảnh gửi cùng hồ sơ và để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu:

1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký khai sinh thông thường (khối phường) (cho trẻ có cả cha lẫn mẹ)

-> Chọn: Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác đinh được cha, mẹ (khối phường) (đối với trẻ khai sinh chỉ có cha hoặc mẹ)

Tại phần tên thủ tục cần đăng ký, tích chọn: “Thực hiện

-> Sau khi nhấn “Thực hiện” hệ thống sẽ chuyển sang màn hình tiếp theo: Công dân nhập đầy đủ thông tin, những trường hợp có dấu (*) bắt buộc phải nhập.

Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh gồm có:

1. Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của bố mẹ (bản gốc): Trường hợp bố hoặc mẹ không  cùng sổ hộ khẩu công dân chuẩn bị cả bản gốc và bản phô tô sổ hộ khẩu của bố (mẹ) không có HKTT tại phường Vạn Phúc

2. CMND/thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu của bố, mẹ trẻ và người đi khai sinh.

3. Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn)

4. Giấy chứng sinh (bản gốc)

5. Giấy chứng nhận số nhà (nếu có, để khai sinh cho con theo địa chỉ mới)

2. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ/ ĐĂNG KÝ LẠI KHAI TỬ

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký khai tử

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký khai tử quá hạn (nếu khai tử sau 15 ngày).

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký lại khai tử

2.1. Thành phần hồ sơ đăng ký khai tử gồm có:

1. CMND/ Thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu của người đi yêu cầu khai tử

2. Sổ hộ khẩu và CMND/Thẻ CCCD của người chết (Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết)

3. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử do cơ quan thẩm quyền cấp.(Nếu có)

2.2. Thành phần hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm có:

1. CMND/ Thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu của người yêu cầu

2. Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có thì nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.

3. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật (Nếu có)

3. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN/ ĐĂNG KÝ LẠI KẾT HÔN

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký kết hôn

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký lại kết hôn ((dành cho công dân đã đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ đăng ký kết hôn và bản chính Giấy chứng nhận kết hôn đều bị mất; Người có yêu cầu còn sống tại thời điểm đăng ký lại).

3.1.Thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu của 2 bên Nam + Nữ

2. Sổ hộ khẩu của người có hộ khẩu thường trú tại Vạn Phúc.

3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu công dân không có hộ khẩu ở Vạn Phúc; hoặc có hộ khẩu ở Vạn Phúc nhưng khoảng thời gian từ đủ tuổi đăng ký kết hôn đã từng cư trú ở nơi khác cần nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hợp lệ)

Lưu ý: Đối với trường hợp có hộ khẩu thường trú tại Vạn Phúc nhưng đã ly hôn cần đem theo quyết định ly hôn/ Trích lục ly hôn...

3.2. Thành phần hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu của 2 bên Nam + Nữ

2. Sổ hộ khẩu.

3. Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây (bản sao). Nếu không có bản sao thì nộp hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

4. CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH (Khai sinh, khai tử, kết hôn)

-> Chọn Từ khóa: Cấp bản sao Trích lục hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn) (Mức 4)

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/CCCD/Hộ chiếu của người yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch

2. Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục)

Lưu ý: Khi đăng ký thông tin xin trích lục công dân cần cung cấp ngày, tháng, năm cấp giấy tờ hộ tịch đó.

5. CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

-> Chọn Từ khóa: “Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/ Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu và người xin cấp giấy XNHN)

2. Sổ hộ khẩu

3. Quyết định ly hôn/Bản án (đối với người đã ly hôn); Trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài)

4. Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử (đối với người vợ/chồng đã chết).

5. Trường hợp người yêu cầu XNTTHN đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau mà chưa có dữ liệu XNTTHN khi thường trú tại những nơi đó:

+ Giấy xác nhận TTHN do cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận TTHN trong thời gian thường trú trước đó.

+ Bản cam đoan về nơi thường trú và tình trạng hôn nhân khi thường trú tại những nơi đó. Kèm theo giấy tờ chứng minh nơi thường trú trước đây (Nếu có)

 

 

6. ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH

-> Chọn Từ khóa: “Đăng ký lại khai sinh” (dành cho công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất; Người có yêu cầu còn sống tại thời điểm đăng ký lại khai sinh).

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu và người đăng ký)

2. Sổ hộ khẩu

3. Bản cam đoan (đã nộp đủ các giấy tờ mình có và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hồ sơ mình có và nội dung đăng ký khai sinh)

4. Hồ sơ, giấy tờ có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh như:

- Bản sao Giấy khai sinh; hoặc giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

- Trường hợp người yêu cầu không có giấy tờ trên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh: CMND/ CCCD/ hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. (Nếu có)

Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang: thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

7. THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH

-> Chọn Từ khóa: “Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch”

1.1. Trường hợp bổ sung hộ tịch

1.2. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch (cho người dưới 14 tuổi)

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2. Sổ hộ khẩu

3. Giấy tờ làm căn cứ thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

4. Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn: (Trong trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn)

5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (nếu có)

 

8. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON

-> Chọn Từ khóa: “Đăng ký nhận cha, mẹ, con”

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2. Sổ hộ khẩu

3. Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con: Xác định ADN..

+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

9. ĐĂNG KÝ KHAI SINH KẾT HỢP NHẬN CHA, MẸ, CON

-> Chọn Từ khóa: “Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con” (VD: Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con)

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2. Sổ hộ khẩu

3. Giấy chứng sinh (bản gốc)

4. Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con: Xác định ADN..

+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

10. ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO NGƯỜI ĐÃ CÓ GIẤY TỜ CÁ NHÂN

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký khai sinh cho người đã có giấy tờ cá nhân.

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2. Sổ hộ khẩu

3. Bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; văn bản cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có.

4. Hồ sơ, giấy tờ có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh như: CMND/ CCCD/ hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký. (Nếu có)

 

11. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ/ ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT GIÁM HỘ

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký giám hộ

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký chấm dứt giám hộ

11.1. Thành phần hồ sơ đăng ký giám hộ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2.   Sổ hộ khẩu

3. Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.

4. Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

5. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ.

11.2. Thành phần hồ sơ đăng ký chấm dứt giám hộ gồm có:

1. CMND/Thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (của người yêu cầu)

2. Giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của BLDS

3. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký chấm dứt giám hộ.

12. ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Thành phần hồ sơ gồm có:

I. Hồ sơ của người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi (phải dán ảnh, có chữ ký của người nhận con nuôi ở cuối và ghi ngày tháng năm lập đơn); (Bản chính)

- Hộ chiếu/ CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như thẻ CCCD; (BS)

- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp chưa quá 06 tháng; (Bản chính/ bản sao)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy chứng nhận kết hôn hoặc trích lục kết hôn (đối với trường hợp cặp vợ chồng nhận con nuôi) (Bản sao)

+ Giấy xác nhận TTHN được cấp chưa quá 06 tháng (đối với trường hợp người độc thân nhận con nuôi) (Bản chính hoặc bản sao)

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên được cấp chưa quá 06 tháng; (Bản chính hoặc bản sao)

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế (Văn bản phải được lập theo tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu số TP/CN-2011/CN.06 – Thông tư số 12/2011/TT-BTP) và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú về các thông tin đã khai. (Bản chính)

- Giấy tờ khác:

+ Trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của cha, mẹ đẻ và cô, cậu, dì, chú, bác ruột; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú hoặc giấy tờ về nơi cư trú có thể chứng minh mối quan hệ giữa người nhận con nuôi và cha, mẹ đẻ của trẻ em (Bản sao chứng thực)

+ Đối với người nhận con nuôi là người có công với cách mạng: Quyết định công nhận là người có công với cách mạng (Bản sao chứng thực)

+ Trường hợp nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi: Giấy khám sức khỏe của trẻ em hoặc giấy xác nhận khuyết tật. (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

+ Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi: Phiếu đăng ký nhu cầu nhận con nuôi (mẫu số TP/CN-2011/CN.05 – Thông tư số 12/2011/TT-BTP), trường hợp người nhận con nuôi đã đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở tư pháp và có nguyện vọng nhận con nuôi theo khoản 3 – Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung (Bản chính)

II. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: (Điều 18 – LNCN)

- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh; (Bản sao chứng thực)

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên được cấp chưa quá 12 tháng; (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi: Biên bản cần có đầy đủ thông tin về ngày, giờ, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi (nếu có), các thông tin, giấy tờ, tài sản liên quan đến trẻ. Biên bản phải có chữ ký và con dấu của đại diện cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã); (Bản chính/ Bản sao)

- Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

- Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

- Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự; (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng: đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa ở cơ sở nuôi dưỡng

13. ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON NUÔI

-> Chọn Lĩnh vực: Nuôi con nuôi ; Mức độ: để trống

-> Chọn Từ khóa: Đăng ký lại việc nuôi con nuôi (dành cho công dân đã đăng ký nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ đăng ký nuôi con nuôi và bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đều bị mất, hư hỏng, không sử dụng được

Thành phần hồ sơ gồm có:

1. Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại UBND cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất 02 người làm chứng)

Bước 3: Điền thông tin theo mẫu tờ khai trực tuyến. Những trường thông tin có dấu (*) là bắt buộc nhập.

Bước 4: Sau khi điền đầy đủ thông tin và gửi file ảnh đính kèm, Công Dân tích vào ô Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên þ, sau đó nhấn vào nút “Tiếp tục” để gửi hồ sơ trực tuyến.

Bước 5Sau khi đăng ký thành công hệ thống sẽ có thông báo đăng ký thành công

Công Dân có thể lưu lại Mã hồ sơ để Tra cứu tình trạng hồ sơ.

Bước 6Thông tin đăng ký sẽ được gửi đến hộp thư điện tử/ số điện thoại mà Công Dân đã điền trong biểu mẫu.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có yêu cầu khác, Công Dân sẽ được hướng dẫn chi tiết để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

Số điện thoại công chức giải đáp thắc mắc tại Bộ phận ‘Một cửa” UBND phường Vạn Phúc: 0975788855; 0977939457; 0985259901 (trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 tới thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần)

 

Xem thêm thông báo